Biến chứng thai kỳ và những hậu quả thường thấy

Nhiễm độc thai nghén mức độ nhẹ, được điều trị kịp thời thì không gây nguy hiểm đối với bà mẹ và thai nhi. Nếu không được khám và điều trị kịp thời thì triệu chứng sẽ nặng dần, người bệnh xuất hiện nhức đầu hoa mắt, tức ngực, nôn, ù tai… thậm chí co giật, choáng ngất, ngã vật, thân thể cứng đờ, sùi bọt mép (tình trạng này được gọi là sản giật).

Cơn sản giật có thể liên tục dẫn đến mê man bất tỉnh, thậm chí tử vong. Nhiễm độc thai nghén có thể gây co thắt mạch máu toàn thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp ôxy và dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung, thai nhi yếu nếu nhẹ hoặc thai nhi chết trong tử cung nếu sản giật không được xử trí kịp thời.

Cách thức điều trị

– Kể từ khi bắt đầu mang thai, bà mẹ phải khám và kiểm tra thường xuyên, sớm phát hiện bất thường để chữa trị kịp thời.

– Trong thời gian mang thai, cần chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, không lao động chân tay quá sức, chế độ ăn tăng cường chất dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung protein và vitamin, ăn giảm lượng muối.

– Khi phát hiện có phù, tăng cân nhanh hoặc các dấu hiệu bất thường thì phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế (cân nặng, đo huyết áp, nghe tim thai, siêu âm thai…). Khi đã xác định nhiễm độc thai nghén thì phải điều trị theo chỉ định của thầy thuốc. Tăng thời gian nghỉ ngơi, giảm ăn muối. Nếu bệnh nặng thì phải được điều trị tại bệnh viện. Điều quan trọng để phòng tránh nhiễm độc thai nghén là vợ chồng phải cùng nhau học hỏi những kiến thức cơ bản về mang thai, sinh đẻ và nuôi con cũng như biết cách giữ gìn sức khỏe để hôn nhân hạnh phúc.

Để phòng sản giật Cần theo dõi, quản lý thai nghén tốt. Khi có thai cần chú ý đủ chất dinh dưỡng một cách hợp lý (đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axit folic…). Chú ý đi khám thai định kỳ, nếu thấy phù cần đi khám thai ngay dù chưa đến hẹn để được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Nếu tại trạm y tế phát hiện sản phụ có phù, tăng huyết áp, protein niệu phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị và sinh đẻ cho an toàn. •

Cách xử trí Dùng một cái nẹp dài hoặc một que to bản như cái đè lưỡi cuốn băng ở bên ngoài để ngáng miệng, đề phòng sản phụ trong cơn sản giật cắn vào lưỡi. Nếu là mùa đông, cần giữ ấm cho sản phụ. Tiêm ngay một trong các thuốc an thần như morphin 0,01mg x 1 ống, hoặc thuốc như barbituric, seduxen rồi nhanh chóng chuyển sản phụ lên bệnh viện có chuyên khoa sản. Cần lưu ý, những sản phụ có lên cơn giật thì phải đề phòng chảy máu nhiều sau đẻ. Nhiễm độc thai nghén không được điều trị, theo dõi có thể dẫn đến tiền sản giật và sản giật. Những thai phụ ở tháng thứ 7 hoặc tuần thứ 30 mà huyết áp tối đa tăng thêm 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng thêm 15mmHg so với trước khi có thai và những thai phụ có huyết áp trên 140/90mmHg thì phải được theo dõi và điều trị ngay để phòng tránh tai biến sản giật.

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …