Cách cho trẻ uống sữa và cách pha sữa cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần rất nhiều sự chăm sóc đặc biệt từ ba mẹ, từ cách pha sữa cho trẻ sơ sinh cho đến cách cho trẻ bú đều phải có những quy tắc cụ thể. Chính vì thế, những điều được chia sẻ để phụ huynh có thêm kinh nghiệm chăm các bé nhà mình tốt hơn.

1. Quy cách pha sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khi pha sữa, điều quan trọng nhất là phải vô trùng.

Gần đây, việc sản xuất sữa bột ở các nhà máy đều hết sức chặt chẽ, vì thế trong sữa không có vi khuẩn. Để vi khuẩn và virus không thể xâm nhập trong quá trình pha sữa và cho con ăn, người mẹ phải đặc biệt cẩn thận.

Vậy vi khuẩn xâm .nhập vào sữa thông qua những con đường nào? Hay gặp nhất là do tay người mẹ mang vi khuẩn khi pha sữa sẽ xâm nhập vào. Ngoài ra, do những côn trùng có hại như ruồi, gián có thể chui vào bình sữa hoặc đậu trên núm vú cao su, làm lây vi khuẩn vào. Để có thể cho con uống sữa vô trùng, hãy loại bỏ những đường truyền bệnh kể trên. Trước khi pha sữa mẹ hãy rửa tay bằng xà phòng thật sạch, dùng khăn sạch để lau khô tay (khăn dùng rồi phải giặt sạch, phơi khô dưới ánh mặt trời).

Học cách pha sữa cho trẻ sơ sinh để bảo vệ sức khỏe cho con

Bình sữa và núm vú cao su phải khử trùng bằng nước sôi. Vì mỗi lần pha sữa lại khử trùng một lần thì rất mất công, nếu có thể làm mỗi lần 6-7 bình, mỗi khi pha lại lấy một bình để sử dụng.

Sau khi sử dụng bình sữa phải súc bình và núm vú nhiều lần bằng nước sạch rồi tráng nước sôi ngay vì sữa để lâu sẽ sinh ra vi khuẩn. Nên dùng loại bình sữa có cổ rộng để không chỉ dễ vệ sinh mà còn dễ dàng khi múc sữa từ trong hộp đổ vào.

Lưu ý, trước khi pha sữa mẹ phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên vỏ hộp, liều lượng nước và sữa. Có những loại sữa phải pha bằng nước ấm để nguội, cũng có loại phải pha bằng nước đun sôi ở nhiệt độ nhất định. Mẹ cũng cần tránh trường hợp pha thêm những thực phẩm khác vào, vì sẽ phá vỡ kết cấu của sữa. Tệ hơn nữa là sẽ khiến bé bị ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm. 

Ngoài ra, không pha sữa trước rồi cất tủ lạnh như những thực phẩm khác, càng không hâm nóng sữa bằng lo vi sóng vì sẽ gây bỏng cho trẻ và sữa lúc này cũng bị biến chất vì được pha đi pha lại nhiều lần ở những nhiệt độ khác nhau, không tốt cho sức khỏe của bé. Mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm của Vinamilk để biết thêm chi tiết và cách chọn sữa cho trẻ sơ sinh.

2. Cách cho trẻ uống sữa

Dù bé không ăn sữa mẹ nhưng mẹ (hoặc người thân trong gia đình) khi cho bé bú bình cũng phải tuân thủ những nguyên tắc tương tự như khi cho bé bú mẹ. Điều lưu ý đầu tiên là không thể để bé bú sữa một mình (bằng cách kê bình sữa trên gối cho bé mút) vì bé có thể bị trào ngược, trớ, sữa có thể sẽ bị sặc vào khí quản rất nguy hiểm. Khi cho con ăn, người mẹ phải bế con lên, ngồi hoặc dựa lưng trong tư thế thoải mái nhất.

Khi người mẹ được thoải mái, trẻ sẽ cảm nhận được sự mềm mại của cơ thể mẹ. Hãy để trẻ vừa được bú sữa vừa cảm nhận tình yêu của mẹ bằng cả cơ thể. Bình sữa chỉ là công cụ nhỏ của người mẹ và nó không được cản trở tình cảm mẹ con. Phần thân trên của trẻ phải được dựng thẳng, tránh trường hợp bé vừa ngủ vừa bú, khiến cho sữa trong họng tràn sang tai gây viêm tai giữa.

Cho trẻ bú đúng cách sẽ tránh được tình trạng ọc sữa ở bé

Núm vú cao su không được cứng quá. Chiều dài của núm vú cũng tùy thuộc vào mỗi trẻ mà khác nhau, khi thấy trẻ có biểu hiện khó bú loại núm vú mẹ đã chọn thì phải đổi ngay sang loại khác. Đầu núm có lỗ to quá dễ khiến trẻ bị sặc, còn lỗ nhỏ quá thì trẻ sẽ phải dùng nhiều sức mới bú được nên những đứa trẻ yếu dễ bỏ bú giữa chừng. Những đứa trẻ khỏe mạnh sẽ ít nhiều cố gắng dùng sức để bú, vì vậy ngay từ đầu nên chọn loại núm vú có lỗ nhỏ vừa. Hãy lưu ý điều chỉnh để sữa trong bình luôn lấp đầy núm vú để tránh cho không khí lọt vào. Trẻ từ 1 – 2 tuần tuổi thường bú 70 – 100ml/lần, trong khoảng thời gian từ 10 – 20 phút, không nên để trẻ bú quá 30 phút. Sau khi trẻ bú xong không cho trẻ đi ngủ ngay mà dựng lưng trẻ lên, vỗ vỗ nhẹ vào lưng trẻ cho đến khi nghe thấy tiếng ợ hơi tức là không khí đã thoát ra ngoài.

Với những trẻ nhất định không chịu bú bình thì cần phải chọn loại núm vú có lỗ to hơn, nhưng không phải là loại có thể dễ dàng trào sữa ra để tránh gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ vẫn không bú thì không ép trẻ nữa mà chờ cho đến khi trẻ khóc đòi ăn. Sữa pha trong vòng 30 phút vẫn có thể cho trẻ bú, còn trên 30 phút thì nên đổ đi pha sữa khác.

Trẻ từ 15 ngày tuổi thường bú 3 tiếng/lần, một ngày 6-7 lần, mỗi lần khoảng 100 – 120ml. Không nên cho trẻ ăn vượt quá 120ml mỗi lần, nhưng nếu trẻ bú thường xuyên bú chưa đến 50ml/lần thì mẹ cần phải trao đổi với bác sĩ.

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây một số cách pha sữa khác cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …