Chat với bác sĩ: Sữa Optimum có tốt không?

Trong chuyên mục Chat với bác sĩ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng giải đáp hai câu hỏi: “Sữa Optimum có tốt không?” và “Uống sữa có làm tăng đàm?”. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!

Sữa Optimum có tốt không?

HỎI: Tôi nghe nhiều mẹ mách rằng cho con uống sữa Optimum Gold của Vinamilk rất tốt, giúp hỗ trợ tiêu hóa tối ưu cho trẻ. Điều đó có đúng không? Ngoài hỗ trợ tiêu hóa, sữa Optimum còn có lợi ích gì không?

ĐÁP: Chào bạn, sữa Optimum Gold của Vinamilk là dòng sữa cho trẻ từ 0 – 6 tuổi, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Sữa Optimum Gold đã được chứng nhận y tế và được UKAS Anh Quốc công nhận đủ điều kiện đáp ứng Hệ thống Quản lý Chất Lượng Quốc tế về chất lượng; do đó, mẹ có thể yên tâm cho bé uống sữa nhé.

Sữa Optimum có tốt không?

Lợi ích của sữa Optimum Gold

Hỗ trợ bé phát triển trí não

Với thành phần dinh dưỡng gồm tảo biển với hàm lượng tăng 20% DHA, sữa Optimum Gold giúp bé phát triển trí não vượt bậc.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé

Trong thành phần dinh dưỡng của sữa có đạm whey casein – một loại đạm giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu tốt cùng lượng axit amin cần thiết cao, giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa tối ưu của bé.

Ngoài ra, chất xơ FOS và hệ men vi sinh Bifidobacterium, BB-12 TM và Lactobacillius GG, LGG TM ssex làm tăng vi khuẩn có lợi và ức chế các vi khuẩn có hại; từ đó giúp bé nhuận tràng, hấp thu tốt nguồn dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể.

Sữa Optimum có tốt không? Sữa Optimum giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa tối ưu cho trẻ

Tăng khả năng nhận thức và học hỏi

Một điều kì diệu từ Optimum Gold chính là sự kết hợp đặc biệt của DHA & Lutein cũng như sự “góp mặt” của các dưỡng chất thiết yếu khác như ARA, Omega 3, Omega 6, Taurin và Cholin sẽ giúp trẻ phát triển não bộ, tăng khả năng nhận thức và thị giác; từ đó trẻ sẽ thông minh hơn và ham học hỏi hơn.

Tăng sức đề kháng và chiều cao

Sữa Optimum Gold hỗ trợ hệ miễn dịch một cách tốt nhất cũng như tăng cường sức đề kháng cho bé, bảo vệ trẻ tránh khỏi những tác nhận có hại từ môi trường bên ngoài. Nhờ vào hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin D và Canxi với tỉ lệ Canxi & Phốt Pho (Ca:P) thích hợp sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao một cách vượt bậc, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.

Uống sữa có làm tăng đàm?

HỎI: Con em mỗi khi bị bệnh, người xung quanh đều khuyên không cho cháu uống sữa nhiều vì sợ sữa làm tăng đàm, làm bé bệnh nặng hơn. Em cũng thấy khi bé uống sữa, nếu bị ói, bé sẽ ói ra nhầy đàm trong nữa. Mà mỗi khi bé bệnh, bé lại thường không chịu ăn uống gì nhiều và thường dễ uống sữa hơn là ăn thô, đặc. Cho nên em rất khó nghĩ. Em không biết mình có nên tránh giảm sữa cho bé khi bé bệnh hay không? Có thật là sữa làm tăng đàm nhớt và làm bệnh nặng hơn không chị?

Uống sữa có làm tăng đàm không?

ĐÁP: Ngay cả ở phương Tây cũng có niềm tin rất phổ biến là uống sữa gây đàm nhớt nhiều, vì vậy, cũng có nhiều gia đình khi trẻ con hoặc người lớn bị bệnh, đều cố tình giảm sữa, hoặc tạm thời không sử dụng sữa trong thời gian bệnh, với hy vọng tránh không bị đàm nhớt nhiều, ho nhiều do sữa. Tuy nhiên, về mặt khoa học, niềm tin này không được ủng hộ và không khuyến khích thực hành.

Khi nói đến chất nhầy ở mũi, hầu họng, các xoang của đường hô hấp, người ta thường nghĩ đến bệnh lý gây ra. Thực tế khi chúng ta khỏe mạnh, hoàn toàn không bị bệnh gì, cơ thể chúng ta sản xuất ra chất nhầy ở các vị trí này một cách liên tục và rất nhiều. Trung bình một ngày, cơ thể người sản xuất ra gần 1 lít chất nhầy hoặc hơn thế nữa. Các chất nhầy này bình thường đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ ẩm các cấu trúc cần thiết, giúp các cấu trúc này không bị khô khan, nứt nẻ.

Các chất nhầy này còn là một màng bảo vệ cơ thể, giữ lại bụi, virus, vi khuẩn, những chất độc hại khác trong không khí, không cho chúng tiến quá sâu vào cơ thể, gây bệnh cho cơ thể. Các chất nhầy này còn chứa các thành phần của hệ miễn dịch, như các kháng thể, các tế bào bạch cầu, giúp bảo vệ cơ thể một cách hữu hiệu.

Tuy nhiên, vì khỏe mạnh, nên chúng ta không hề để ý, không hể nhận thức được sự có mặt trên. Một biểu hiện dễ thấy nhất của sự hiện diện liên tục của chất nhầy là khi con người khóc nhiều, sẽ thấy mũi sụt sịt, nghẹt nhiều, vì chất nhầy ứ đọng. Khóc đã đời xong hỉ mũi ra, sẽ thấy rất nhiều nhầy trong, mặc dù ta chẳng có bị bệnh gì. Khi nôn ói nhiều cũng thấy sau dịch thức ăn thức uống là nhiều nhầy trong, đặc. Đây là một điều rất bình thường.

Một số người uống sữa vào cảm thấy cổ họng bị vướng, bị nhầy hơn và nghĩ sữa gây tăng đàm nhớt trong hấu họng. Rất oan uổng. Thật ra, đó là do mức độ đậm đặc của dịch sữa mà thôi. Có nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, nếu có một loại dịch khác, không phải sữa, nhưng có cùng độ đậm đặc như trên, thì cảm giác của người uống cũng tương tự như sữa mà thôi.

Có một nghiên cứu được thực hiện chỉ nhằm giải đáp liệu sữa có làm tăng đàm nhớt trong viêm hô hấp trên hay không. Nghiên cứu này được công bố vào năm 1990, đăng trên tạp chí The American review of Respiratory diseases.

Người ta tập trung những người tình nguyện tham gia nghiên cứu (người lớn), sau đó phơi nhiễm (làm bị bệnh) những người này với con virus hay gây cảm cúm – là Rhinovirus – 2. Sau khi cố tình bị gây bệnh xong, nhóm người này được theo dõi trong 10 ngày (cũng là số ngày của một đợt bệnh nhiễm siêu vi, ghi nhận các triệu chứng hô hấp mỗi ngày, lượng ăn uống sữa và các sản phẩm của sữa mỗi ngày.

Dịch mũi của những người này cũng được thu lượm mỗi ngày và đem ra phân tích luôn. Sau nghiên cứu, người ta thấy rằng: có gần 1/3 người tham gia nghiên cứu giảm uống sữa và ăn các sản phẩm củasữa, 80% nguyên nhân được đưa ra là do sợ sữa làm nặng thêm đàm nhớt và triệu chứng hô hấp của mình.

Tuy nhiên, nghiên cứu lại cho thấy rằng, những người tự động giảm sữa vì sợ sữa làm nặng hơn hoặc giảm sữa vì bệnh (bớt thèm ăn uống), lại bị ho nhiều hơn, sổ mũi và nghẹt mũi nhiều hơn so với nhóm uống sữa như bình thường. Đồng thời, lượng dịch mũi và tính nhầy của dịch mũi ở cả hai nhóm này là như nhau! Nghiên cứu này kết luận là không thấy có mối liên quan nào giữa sữa và sản xuất đàm nhớt cũng như triệu chứng hô hấp cả.

Đối với trẻ nhỏ hay cả người lớn khi bị bệnh sẽ không còn cảm giác thèm ăn. Trẻ thường sẽ thích lựa chọn các dạng dịch lỏng như sữa, nước trái cây, nước lọc… và ít chịu ăn uống hơn. Điều này trong thời gian bệnh, chúng ta không can thiệp thay đổi được mà chỉ khuyến khích hỗ trợ cho bé ăn uống để có năng lượng và đỡ bị mất nước. Trẻ bệnh sẽ dễ ói, nhưng chưa có một bằng chứng nào cho thấy sữa làm cho trẻ ói nhiều hơn cả.

Vì vậy, trong thực hành thăm khám điều trị bệnh, thật sự chị không khuyên phải tránh sữa hay các sản phẩm của sữa trong thời gian trẻ bệnh, vì điều này thật sự không cần thiết. Chỉ nên hỗ trợ cho trẻ ăn uống lượng ít, thường xuyên, nếu trẻ có ói nhiều lần. Đối với nhiều trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, sữa là nguồn thực phẩm dễ tiêu thụ và dễ chấp nhân nhất khi trẻ không khỏe vì thế nên được sử dụng theo ý thích và nhu cầu của trẻ.

Hy vọng qua chuyên mục Chat với bác sĩ ngày hôm nay, cha mẹ đã có được những thông tin cực kỳ bổ ích và thú vị về 02 câu hỏi “Sữa Optimum có tốt không?” và “Uống sữa có làm tăng đàm?”. Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết sau.

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tham khảo các bài viết về mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh thì có thể tham khảo thêm tại link sau: Phunuonline

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …