Có nên đưa thực phẩm chay vào thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng

Ăn chay dường như đã không còn là điều xa lạ với người lớn, nhưng với độ tuổi ăn dặm của con, việc ba mẹ hướng con đến chế độ này và đưa những thực phẩm chay vào thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng. Liệu điều này là đúng hay sai? 

Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé! 

1. Có nên lên thực phẩm chay trong thực đơn ăn dặm của bé 4-6 tháng

Các bậc cha mẹ có chế độ ăn chay trường với thực phẩm chủ yếu là rau quả thường lo ngại vấn đề dinh dưỡng của con trẻ. Thật ra, một bữa ăn chay cân đối các dưỡng chất và không có quá nhiều chất xơ có thể là nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Chế độ ăn chay sẽ trở nên bất lợi nếu thực phẩm ăn chay chứa nhiều chất xơ, cung cấp quá ít nhiệt lượng và các chất béo cần thiết ngăn cản cơ thể hấp thu chất sắt.

Mặc dù ăn chay không phải gây bất lợi hoàn toàn với trẻ sơ sinh nếu như ba mẹ cho trẻ ăn đúng cách, nhưng sẽ có bao nhiêu ông bố bà mẹ có thể đảm bảo điều này, đảm bảo rằng chế độ ăn chay họ thiết kế cho quá trình ăn dặm của trẻ là đã đầy đủ và hợp lý. Vì vậy, ngay sau đây sẽ là những nguồn cung cấp dinh dưỡng cho những gia đình muốn chọn thực phẩm chay làm thực đơn ăn dặm cho bé.

Trẻ cần ăn đầy đủ các dưỡng chất để phát triển

2. Những nguồn cung cấp dưỡng chất cho trẻ

Tăng cường chất đạm:

Chất đạm cung cấp từ thịt động vật, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa có chất lượng rất cao, và chứa đầy đủ các loại acid amino cần thiết cho cơ thể. Còn chất đạm cung cấp từ nguồn thực vật thường thấy trong các loại hạt mầm, các loại đậu có chất lượng thấp hơn – ngoại trừ đậu nành là thực phẩm có nguồn gốc thực vật duy nhất có chứa tất cả các acid amino cần thiết.

Vì vậy, đối với trường hợp trẻ ăn chay, bạn nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu chất đạm có từ thực vật như ngũ cốc, cơm, bánh mì, đậu lăng, trứng và các thực phẩm chế biến từ bơ, sữa. Để đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ cho trẻ, bạn cũng có thể lựa chọn hai trong ba nhóm cung cấp nhiều chất đạm từ thực vật như: nhóm các loại đậu có hạt (đậu Hà Lan, đậu lăng…); nhóm ngủ cốc (lúa mì, gạo, yến mạch, bánh mì, mì sợi…); nhóm các loại đậu và hạt có mầm.

Hoặc bạn có thể chế biến một loại nước xốt từ pho-mát rồi đem đông lạnh, sau đó cho trẻ ăn kèm với trái cây nghiền nhuyễn.

Cải thiện sự hấp thu chất sắt:

Những trẻ ăn chay thường có nguy cơ bị thiếu chất sắt vì không được cung cấp các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật vốn chứa nhiều chất sắt và rất dễ hấp thu vào cơ thể. Chất sắt cung cấp từ nguồn thực vật khó hấp thu hơn, vì vậy điều quan trọng mà bạn cần phải nhớ là nên bổ sung vào thực đơn của trẻ các thực phẩm có chứa nhiều vitamin c nhằm tăng cường khả năng hấp thu chất sắt từ nguồn thực vật.

Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ ăn chay hoàn toàn (không ăn thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa…), bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng trẻ em để xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Nguồn cung cấp can-xi:

– Sữa

– Pho – mát

– Sữa chua

– Rau xanh có nhiều lá

– Đậu hũ

– Các loại hạt

– Cá mòi

– Bột mè

Thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng với các dưỡng chất cần thiết

Nguồn cung cấp kẽm:

– Các loại động vật có vỏ (tôm, cua, nghêu, sò…)

-Các loại thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt heo…)

– Đậu phộng

– Hạt hướng dương

– Thực phẩm chế biến công nghiệp từ ngũ cốc

Nguồn cung cấp chất sắt:

– Gan và các loại thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt heo…)

– Lòng đỏ trứng

– Các loại cá có nhiều dầu (tươi hoặc đóng hộp)

– Các loại đậu có hạt (đậu lăng…)

– Thực phẩm chế biến công nghiệp từ ngũ cốc

– Rau có lá màu xanh đậm

– Trái cây sấy khô như quả mơ…

Nguồn cung cấp chất sắt cho những người ăn chay:

– Thực phẩm chế biến công nghiệp từ ngũ cốc

– Bột mì

– Các loại đậu có hạt

– Rau có lá màu xanh đậm

– Trái cây sấy khô như quả mơ…

Nguồn cung cấp chất kẽm:

Kẽm rất cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường, cũng như tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch. Kẽm có nhiều trong thịt nạc, ngũ cốc, đậu khô.

Nguồn cung cấp vitamin:

– Vitamin A: Cà rốt, ớt đỏ, khoai lang, cà chua, quả mơ, dưa tây, xoài, bơ và bơ thực vật, bắp cải, cải bó xôi, rau xanh, cải xà lách, đu đủ …

– Vitamin B: Đậu hũ và các loại đậu, các loại rau có màu xanh đậm, các sần phẩm được chế biến từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, chiết xuất từ men bia, chuối, bơ, …

– Vitamin C: Trái cây có vị chua, dâu, kiwi, hạt tiêu, khoai tây, thơm, cam, quýt, bưởi các loại rau có màu xanh đậm, …

– Vitamin D: Sữa, pho-mát, … Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ tắm nắng mỗi sáng khoảng 30 phút để cơ thể bé có thể chuyển hóa vitamin D thành Canxi giúp xương rắn chắc hơn.

– Vitamin E: Bơ, các loại đậu, dầu thực vật, mầm lúa mì, …

Với những chia sẻ trên, ba mẹ đã có thêm những kiến thức cung như kinh nghiệm cho việc chọn lựa thực phẩm chay trong các bữa ăn dặm cho bé rồi phải không nào? Nếu các bậc cha mẹ vẫn còn những mong mỏi tìm hiểu thêm về sự phát triển của trẻ trong giai đoạn sơ sinh cho đến lúc trưởng thành, có thể truy cập thêm tại đây để biết thêm thông tin chi tiết và nhận được những nguồn tin bổ ích nhé!

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …