Cùng cha mẹ tìm hiểu mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện hoàn toàn, ảnh hưởng đến việc hấp thu dưỡng chất thiết yếu của trẻ, khiến trẻ thường xuyên mắc một số bệnh lý như chàm, tưa miệng hay nôn trớ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân khiến bé hay nôn trớ

Nôn trớ là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu của nôn trớ là do đường ruột chưa phát triển hoàn toàn nên gây ra tình trạng ọc sữa hay còn gọi là nôn trớ.

Nếu lâu lâu bé mới bị nôn trớ thì mẹ chỉ cần thay đổi tư thế ngồi hay bế của bé. Còn nếu tình trạng nôn trớ đi kèm với các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, đau bụng, quấy khóc thì đa phần đều do đường ruột chưa thích ứng với lượng sữa (hoặc thức ăn) bé hấp thụ hoặc cũng có thể do bé ăn quá no hơn mức quy định. Cha mẹ cần phải theo dõi trẻ thường xuyên và xác định xem tình trạng bệnh của trẻ có nguy hiểm không để có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời.

Trước khi tìm hiểu mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh thì cần biết nguyên nhân nôn trở ở trẻ

Nếu trẻ nôn trớ kèm sốt và tiêu chảy thì có thể trẻ bị các bệnh về tai mũi họng hay bệnh viêm đường ruột, viêm não hoặc cũng có thể trẻ bị cảm nóng hay lạnh. Còn nếu trẻ bị nôn trớ nhưng không sốt và cũng không muốn ăn uống gì, bị đau bụng dữ dội, không đi tiêu được hay đi tiêu có ra chút máu thì có thể bé đang bị lồng ruột, đau ruột thừa. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay, để chữa trị và tránh trường hợp xấu xảy ra.

Các trường hợp khiến bé bị nôn trớ

1. Nước ối đi vào dạ dày: Trường hợp này thường xuất hiện nhiều ở trẻ sau khi sinh từ một đến hai ngày, trẻ nôn ra những chất nhầy đặc màu trắng hoặc màu đỏ như cà phê. Đó là do trong quá trình sinh, bé đã nuốt phải nước ối, dẫn đến kích thích dạ dày mà gây nên hiện tượng nôn trớ, chứng bệnh tạm thời này có thể thuyên giảm sau khi bé đã nôn hết nước ối.

2. Trẻ nuốt nhiều không khí trong lúc bú: Khi bú mẹ xong, bé lập tức ói sữa, đồng thời nôn nhiều và ợ hơi. Đó là vì cách cho bú không đúng, như đầu vú mẹ bị lõm vào khiến bé mất sức khi ăn, nuốt vào nhiều không khí; hoặc khi cho trẻ bú bình, lượng sữa trong bình không đầy đến núm vú khiến bé hút vào nhiều hơi, dẫn đến việc bé bị nôn ói.

3. Cho bú quá nhiều, sữa quá lạnh: Cho trẻ bú nhiều lần hoặc một lần nhưng lượng sữa nhiều, cùng với việc sữa pha quá lạnh sẽ dẫn đến dạ dày trẻ bị kích thích, khiến trẻ bị nôn ói.

4. Trớ sữa do sinh lí: Thành dạ dày của trẻ sơ sinh phẳng, môn vi lỏng lẻo, nếu sau khi trẻ ăn mà di chuyển quá nhiều hoặc đặt trẻ nằm không đúng tư thế sẽ khiến sữa bị đẩy ngược lên và trào ra ngoài

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

5. Dị tật đường tiêu hoá: Trẻ sau khi sinh bị nôn nhiều, càng ngày càng nghiêm trọng, đồng thời khi sờ vào bụng thấy nổi cứng lên có trẻ sau khi sinh vài ngày vẫn không đi đại tiện thì có khả năng trẻ bi bệnh hẹp môn vị, tắc ống thực quản, khí quản thực quản bị dị dạng di tật không có hậu môn… nên kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị

6. Trớ sữa do nhiễm khuẩn: Do trẻ hít phải khí lạnh mà nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho kích thích ói sữa, hoặc nhiễm khuẩn đường ruột dẫn tới rối loạn chức năng đường tiêu hoá mà sinh ra trớ sữa cần kịp thời tiến hành các liệu pháp chống nhiễm trùng.

7. Trớ sau khi uống thuốc: Do tác dụng kích thích của thuốc lên lưỡi, cổ họng, hầu, niêm mạc dạ dày mà khiến trẻ dễ phát sinh phản xạ nôn sau khi uống thuốc.

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ dưới 2 tuổi thì mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ. Vì sữa mẹ là sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Nếu mẹ thuộc một trong những trường hợp không thể cho trẻ bú sữa mẹ (như mẹ không đủ sữa, mẹ bị bệnh,…) thì mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức với những dưỡng chất thiết yếu giúp giảm nôn trớ ở trẻ, hỗ trợ hệ tiêu hóa ở trẻ một cách tối ưu. 

Hiện nay, Vinamilk với dòng sữa Optimum Comfort với công thức Opti-Care, được chứng nhận y tế, giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giảm các triệu chứng nôn trớ hay quấy khóc, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ một cách tối ưu.

Cùng mẹ tìm hiểu mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá nhiều, quá no, quá nhanh hoặc quá chậm. Khi bé bị nôn, người lớn không nên hoảng hốt, hãy tạm thời ngưng cho bé bú và đặt đầu bé nghiêng sang một bên để đề phòng chất nôn di vào khí quản gây ngạt thở cho bé.

Sau khi bé nôn, gia đình nên kịp thời đưa bé đến bệnh viện khám, quan sát kĩ màu sắc, lượng nôn và những trạng thái khác của những thứ nôn ra để làm căn cứ cho bác sĩ chẩn đoán.

Nếu mẹ đang cho trẻ bú bình thì mẹ nên kiểm tra núm vú một cách cẩn thận, kiểm tra tốc độ chảy nhanh hay chậm của núm vú. Bởi vì đây cũng là một trong những nguyên nhân khiển trẻ bị nôn trớ.

Khi cho trẻ bú hoặc ăn, mẹ cần bế trẻ hay cho trẻ ngồi đúng tư thế.

Không nên cho trẻ nằm ngay sau khi ăn. Sau khi ăn, mẹ nên bế trẻ ở tư thế đầu cao khoảng chừng 10-20 phút. Bên cạnh đó, mẹ nên một tay đỡ lưng trẻ, một tay vỗ nhẹ nhàng lên vùng lưng của trẻ. Động tác này sẽ giúp trẻ ợ được hơi, là cách chữa nôn trớ ở bé sơ sinh.

Trẻ bị trớ sữa có rất nhiều nguyên nhân như: chăm sóc không đúng cách, trẻ bị bệnh liên quan đến dạ dày, ruột- có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy khi trẻ bị trớ sữa, mẹ hãy phân tích nguyên nhân và kịp thời tìm đến sự tư vấn bác sĩ để có mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh phù hợp nhất.

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …