Nâng tinh thần cho con cái của bạn

 

Đa số bọn trẻ không thích đi chơi với gia đình hay làm việc nhà đơn giản bởi vì chúng không cảm thấy mình được đánh giá cao hay là người không thể thiếu trong công việc đó. Một số đứa trẻ cảm thấy mình thật bé mọn và tội nghiệp khi cha mẹ luôn sai bảo chúng, chỉ trích ý kiến chúng đưa ra, đánh giá thấp việc chúng làm và so sánh chúng với người khác. “Ăn ngay đi!”, “Đi học bài ngay!”, “Mặc áo lạnh vào!” “Con phải làm những gì mẹ bảo…. Vì mẹ là mẹ của con!” “Con chỉ được cái giỏi làm những chuyện ngu ngốc!” “Tóc tai gì mà bù xù như tổ quạ…lấy lược chải lại đi”

 

Những bậc cha mẹ thành công trong vai trò của mình biết cách “nâng cấp tinh thần” cho con cái, khiến chúng hào hứng học tập và nhiệt tình phụ giúp việc nhà. Họ cũng biết được những chiêu thức giúp mấy cô cậu tuổi teen cảm thấy mình là người hoàn toàn không thể thiếu khi tham gia vào công việc hoặc sinh hoạt chung của gia đình. Chúng tôi dạy con gái Kelly của mình như thế nào? Hãy để tôi chia sẻ với bạn biện pháp mà vợ tôi dùng để dạy con gái lớn của tôi hòa thuận và chia sẻ đồ chơi của nó với đứa em nhỏ.

Chúng tôi phát hiện ra lý do chính khiến những anh/chị lớn thường có xu hướng bắt nạt đứa em nhỏ là vì tất cả những yêu thương và quan tâm mà chúng từng được hưởng trọn vẹn giờ bị chia bớt sang đứa em và thường thì đứa em được hưởng nhiều hơn. Từng là nhân vật “duy nhất, quan trọng nhất”, giờ chúng lại có đối thủ cạnh tranh sự quan tâm của cha mẹ. Vì vậy, cách duy nhất giúp con gái lớn của tôi hòa thuận với em gái nó là tiếp tục làm cho Kelly cảm thấy mình rất quan trọng và luôn nhận được sự quan tâm của cả cha lẫn mẹ. Vợ chồng tôi thường xuyên nói với cô bé rằng, “Vì con là chị lớn, con có trách nhiệm chăm sóc em, dạy em cách cư xử đúng mực và dạy em học đánh vần”. Phương pháp này hiệu quả đến không ngờ! Để xứng đáng với “vị trí quan trọng” của mình, Kelly thật ra dáng người chị tận tình chăm sóc em nhỏ. Có lần vợ tôi chưa kịp nhắc nhở đứa em vì tội quăng đồ chơi bừa bãi thì Kelly đã chạy đến giúp em sắp đặt gọn gàng. Một lần nữa, khao khát được công nhận của trẻ mãnh liệt đến mức chúng có thể làm bất cứ chuyện gì để được cha mẹ nhìn nhận. Nếu không được công nhận một cách đúng mức, chúng sẽ tìm kiếm điều này ở những nơi mà cha mẹ khó bề kiểm soát nổi. Chắc bạn còn nhớ một thời báo chí đăng tin ầm ĩ về trường hợp sinh viên Cho Seung-Hui ở trường US Virginia Tech (Mỹ) đã bắn chết 32 sinh viên vào ngày 16 tháng 4 năm 2007. Cái gì đã xô đẩy một sinh viên có học làm chuyện điên rồ mất hết nhân tính như vậy? Có giả thuyết cho rằng hắn làm việc đó đơn giản là vì nhu cầu được nhìn nhận và trở nên quan trọng của hắn quá bức bách. Trong cuộc sống yếm thế ở nhà và ở trường, hắn cảm thấy mình chẳng có “kilôgram” nào đối với những người chung quanh. Nhu cầu này ngày một lớn lên đẩy hắn đến chỗ bất chấp tiếng nói của nhân tính mà xả súng giết người hàng loạt và cuối cùng cướp đi mạng sống của chính mình. Có lẽ trong tâm trí của Cho Seung-Hui lúc ấy chỉ có một điều: thà chết với tội ác ngàn năm không rửa được còn hơn sống mà không được ai biết tới.

 

 

 

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …