Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối

Ba tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu báo sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ. Một số khó chịu mà bạn gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ tiếp tục xuất hiện ở giai đoạn này.

Ngoài ra, nhiều thai phụ còn cảm thấy thở khó khăn hơn và cần phải vào phòng vệ sinh nhiều hơn trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi phát triển lớn hơn và đè ép nhiều hơn vào các cơ quan trong cơ thể mẹ. Đừng lo lắng gì cả, đứa trẻ trong bụng bạn vẫn ổn và những vấn đề trên sẽ giảm bớt đi khi bạn sinh con. Các biến đổi liên quan đến thời kỳ này gồm:

  • Bụng: Tử cung to, đè vào nhiều cơ quan (như bàng quang, thận, dạ dày, ruột, cơ hoành, các mạch máu lớn trong ổ bụng) và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Tới cuối thai kỳ, bụng mang thai càng xệ xuống. Có thể cảm thấy thai đã vào vùng tiểu khung.
  • Tăng cân Mọi sản phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một sản phụ bình thường sẽ tăng khoảng nửa kg mỗi tuần, hoặc 2 đến 2,5 kg mỗi tháng trong 3 tháng cuối mang thai. Vào cuối thai kỳ, bạn có thể tăng trung bình khoảng từ 6 đến 7,5 kg. Trẻ sẽ nặng khoảng 3,4kg.
  • Vết giãn da Một số phụ nữ dễ có vết giãn da (màu đỏ tía hay hơi đỏ tía) trên bụng, ngực, cánh tay, mông và đùi. Các vết rạn nứt thường nhạt đi, chuyển thành những dải dọc trên da, có màu xám nhạt nhưng thường không biến mất hoàn toàn.
  • Trứng cá Nếu thai phụ từng có mụn trứng cá trong các thời kỳ hành kinh thì cũng – có thể nổi trứng cá khi thai nghén. Trứng cá thực sự có thể tăng lên khi có thai vì nồng độ progesterone tăng đã kích thích sự bài tiết chất dầu của các tuyến dưới da.
  • Thay đổi các sắc tố ở da Màu sắc da thay đổi ở một số vùng như cằm, má, mũi và trán. Da sẫm màu hơn do lượng oestrogen và progesterone tăng. Da ở những khu vực vốn đã sẫm màu nay càng sẫm hơn, nhất là quầng vú, núm vú, môi lớn và ít thay đổi kể cả sau khi sinh.
  • Nám da Da mặt có màu sẫm rất đặc trưng của người có thai, hay gặp và càng rõ ở những phụ nữ da trắng và tóc đen, thường xuất hiện ở trán, vùng thái dương và giữa mắt. Vùng nám càng nặng hơn khi phơi nhiễm với nắng. Nám da thường hết hoàn toàn sau sinh.
  • Giảm bài tiết mật Chứng tỏ chức năng gan có biến đổi liên quan đến thai nghén và có thể gây ngứa, thậm chí còn gây buồn nôn, nôn, mất khẩu vị, mỏi mệt và vàng da. Nếu bị ngứa nghiêm trọng vào cuối kỳ thai nghén thì cần kiểm tra chức năng gan. Có thể dùng thuốc nhưng tình trạng ứ trệ mật thường qua đi sau sinh.

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …