Sự phát triển của thai nhi qua những tuần cuối

Thế là đã đến những tuần cuối thai kỳ và mẹ đã sắp được gặp bé ở ngoài. Cảm ơn mẹ và bé đã phát triển khỏe mạnh cùng nhau. Giờ thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp giai đoạn phát triển của thai nhi trong những tuần cuối là như thế nào nhé.

Thai nhi đã lớn thế nào ở những tuần cuối thai kỳ?

Tuần 30

Cân nặng của bé tuần này khoảng 1,3kg và dài chưa đầy 40 cm. Bé sẽ tăng khoảng 250g/1 tuần từ đây cho đến tuần thứ 35. Bé rất hay liếm, nuốt, cử động tay xung quanh, nhăn mặt và nhíu mày. Thậm chí bé còn quay đầu từ bên này sang bên nọ và mở mắt, nhắm mắt.

Xương của bé cũng chắc hơn và chứa nhiều canxi hơn. 

Tuần 31

Giai đoạn phát triển của thai nhi những tuần cuối lúc này đã có thể nhìn và phân biệt được sáng tối.

Ngực của mẹ đã cho sữa non, phổi của em bé càng hoàn thiện hơn nữa, lượng dịch ối bao bọc em bé đạt khối lượng lớn nhất. Bào thai có chừng môt lít nước ối, tạo nên một chiếc bồn tắm ấm áp vô trùng cho em bé của bạn bơi trong đó.

Tuần 32 

Lúc này thai nhi dài khoảng 42cm và nặng 2,0kg. Nếu bé chào đời lúc này, bé sẽ hoàn toàn khỏe mạnh.

Nếu em bé là con trai, thì lúc này dương vật của bé sẽ dần di chuyển từ bụng xuống phía bìu. Với một số bé trai, bộ phận này sẽ vẫn chưa chịu di chuyển xuống dưới khi ra đời, nhưng thường thì nó sẽ di chuyển về đúng chỗ trong vòng một năm đầu. Và hormone thai kỳ làm cho phần bìu của bé bị sưng lên khi mới sinh. Tương tự, nếu bạn có bé gái, âm hộ của bé cũng sẽ hơi bị phù, sưng. Tất cả những dấu hiệu này sẽ biến mất trong vòng vài tuần đầu.

Em bé đã có thể dễ dàng nhắm mắt mở mắt, nhấp nháy, nheo mắt, và luyện tập điều tiết mắt, lớp lông tơ bọc quanh da đã bắt đầu biến mất. 

Cortizol sẽ được sản sinh nhiều hơn trong tuần này.

Tuần 33

Não của bé sẽ phát triển rất mạnh vào thời gian này. 

Dài 43,7 cm;  nặng khoảng 2,2 kg. Cơ thể tiếp tục có thêm nhiều mô mỡ để bảo vệ em bé lúc sinh ra.

Tuần 34

Bé đã nặng khoảng 2.4 kg và dài khoảng 45 cm ở tuần này. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.

Ruột của bé chứa đầy phân su. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. 

Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. 

Tuần 35

Nặng 2,5 kg. 

Lớp lông tơ mềm mại vốn đang phủ quanh cơ thể bé giờ sẽ lại thụt vào trong. Phần lớn sẽ chui lại vào trong ruột bé, trộn lẫn vào trong đám chất thải và sẽ được trút ra ngoài qua lần đi đại tiện đầu đời của bé sau khi ra khỏi cơ thể mẹ. 

sự phát triển của thai nhi theo tuần

 

Tuần 36

Dài khoảng 47 cm và nặng gần 2,7 kg. Não phát triển rất nhanh. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu. Khi đã qua 37 tuần, việc mang thai và các giai đoạn phát triển của thai nhi có thể được xem là “đến hạn”. 

Tuần 37

Nặng khoảng gần 2,9 kg và dài khoảng 49 cm.

Bé sẽ tập thở nhiều hơn và cơ thể sẽ sản sinh các chất có hoạt tính bề mặt nhiều hơn trong tuần này. Nếu bé được sinh ra đúng thời điểm thì phổi của bé sẽ đủ khả năng để hỗ trợ thở và không cần nhờ tới hỗ trợ y tế.

Não của bé vẫn tiếp tục phát triển kết nối các dây thần kinh và việc này vẫn tiếp tục trong suốt những năm tháng đầu đời của bé. 

Tuần 38

Thai nhi phát triển nhanh.

Tuần 39 

Hầu hết các lông tơ và chất nhầy trên da của bé lúc này đã được tái hấp thu vào trong, cuối cùng sẽ đến dạ dày và ruột. Tất cả những thứ này, kết hợp với các chất dịch mật và tế bào da chết tạo ra phân su, một chất đặc quánh và có màu xanh đen, trong lần thải ra đầu tiên của bé.

Nếu được sinh ra trong tuần này, cơ thể bé đã phát triển hoàn chỉnh và rất sẵn sàng để hít thở, bú, tiêu hóa, loại thải, khóc, và biểu hiện những đòi hỏi cho các nhu cầu của mình.

Tuần 40

Bé đã đến lúc nên chào đời và thực sự sẵn sàng cho cuộc sống ngoài đời thực. Cân nặng trung bình của bé vào khoảng 3,4 kg và chiều dài cơ thể sẽ là 51cm. 

sự phát triển của thai nhi theo tuần

 

Chỉ còn 10 tuần nữa là bé đã chào đời nên bố mẹ hãy tiếp tục chế độ dinh dưỡng cho bé và mẹ cho đến những ngày cuối và đừng quên sử dụng thêm các loại sữa bầu với những nhãn hàng uy tín như Vinamilk, Friso hay sản phẩm của tập đoàn Abbot đến từ Mĩ nhé.

Chúc bé yêu của các mẹ ra đời thật khỏe mạnh!

 

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …