Sữa nào tốt cho bé trong giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi?

Trong giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi, sữa là người bạn đồng hành với con. Tuy nhiên, sữa nào tốt cho bé trong giai đoạn này vẫn luôn là câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra. Trước khi tìm ra câu trả lời, ba mẹ nên tìm hiểu sự phát triển của con qua từng tháng tuổi.

Để biết thể trạng bé nhà mình đang nằm ở mức bình thường hay phát triển chậm. Từ đo, mới có thể biết được loại sữa nào tốt cho bé. Hãy cùng tham khảo các thông tin này nhé!

1. Sự phát triển của trẻ trong tháng đầu tiên

– Bé có các phản xạ bẩm sinh như đã mô tả ở phần nói về trẻ sơ sinh.

– Vận động của bé mang tính bột phát, chưa tự chủ. Trẻ sơ sinh thường ở trong trạng thái căng cơ chân tay và căng cơ đầu – cổ.

– Bé thường nằm theo tư thế như khi nằm trong bụng mẹ: Hai chân co vào bụng, hông co lại, đầu nghẹo sang một bên.

– Các ngón tay của bé thường có xu hướng dính lại với nhau, chưa biết xòe ra. Vì vậy bé chưa biết cầm nắm. Nếu bạn đưa vật gì ra trước mặt bé thì bé thường có phản xạ chộp lấy, nhưng không cầm được và không chính xác.

– Từ 4 ngày tuổi, bé đã có khả năng nhận biết và thích thú với khuôn mặt người. Bé thích nhìn mẹ trong khi bú.

Sua nao tot cho be so sinh ?

– Bé nghe được ngay từ khi ra đời và có thể định hướng được tiếng động trong không gian (quay đầu về phía có tiếng động). Bé nhận ra tiếng mẹ từ khoảng tuần tuổi thứ ba sau sinh. Giọng nói của cha mẹ, người thân chăm sóc bé thường gây ấn tượng nhất đối với bé. Vì vậy các nhà tâm lý học thường khuyên cha mẹ hãy hát cho con nghe, ngay cả nếu bạn hát không hay thì cũng nên hát vài bài hát nhẹ nhàng, hoặc hát ru,… Chỉ cần được nghe giọng của bạn là bé đã thấy sung sướng và an toàn rồi.

– Bé sơ sinh biết nhận ra mùi mẹ cũng như mùi sữa sau chừng 2 – 3 ngày.

– Trong giai đoạn sơ sinh, sự tiếp xúc trực tiếp qua da giữa mẹ và con là rất quan trọng đối với quá trình phát triển cảm xúc của trẻ và phát triển mối quan hệ mẹ – con.

– Theo nhiều nhà nghiên cứu, ngay từ khi ra đời đứa trẻ đã có thể biết cười, đặc biệt khi được ăn no và sau một giấc ngủ yên lành.

– Bé bắt đầu biết lắng nghe những tiếng động xung quanh.

– Ngôn ngữ của bé lúc này được thể hiện bằng những tiếng kêu khóc.

– Từ hai tuần tuổi trở ra, bé đã bắt đầu biết cười với những kích thích bên ngoài như tiếng nói chuyện, vỗ tay, ầu ơ của người lớn.

– Bé thích được ôm trong vòng tay của cha mẹ hoặc ông bà, được nghe hát ru nhè nhẹ, được vuốt ve, được rúc đầu vào lòng mẹ, hít hà hơi của mẹ.

2. Sự phát triển của trẻ trong tháng thứ hai

– Vận động của bé vẫn còn mang tính chất bản năng, bé có thể co rúm người một cách bột phát. Các ngón tay bắt đầu xòe ra hơn.

– Các phản xạ bẩm sinh dần mất đi.

– Bé thích nhìn theo ánh sáng và những đồ vật chuyển động.

– Bé có thể có những hoạt động phối hợp giữa chân và tay một cách mềm mại hơn.

– Bé có thể giữ được đầu trong vài giây ở tư thế ngồi. Lưng bé vẫn còn rất mềm.

– Bé thích các đồ chơi phát ra tiếng động nhẹ nhàng.

– Vẻ ngôn ngữ: Bé biết ọ ẹ bằng các nguyên âm như: ư ư, a a, á á, u u,… và những tiếng gừ gừ khi bé thoải mái, vui vẻ.

– Nụ cười giao tiếp đã xuất hiện từ tháng thứ nhất nay được phát triển hơn.

3. Sự phát triển của trẻ trong tháng thứ ba

– Các phản xạ bẩm sinh biến mất, sự thành thục của não phát triển ở mức độ cao hơn.

– Bé đã giữ được đầu thẳng ở tư thế bế ngồi, cơ vai và lưng cũng đã cứng cáp hơn nhưng vùng eo lưng vẫn còn yếu vì vậy bé chưa ngồi được.

– Bé có thể biết lẫy vào tháng này.

– Phản xạ chộp cũng biến mất, bé bắt đầu biết quan sát đồ vật một cách chăm chú nhưng chưa tự cầm lấy đồ vật được. Bé sẽ tự cầm được đồ vừa tay trong vài giây nếu người lớn đặt vào tay bé.

– Trẻ ở những tháng này rất thích chơi với bàn tay, bé thường giơ bàn tay lên trước mặt ngắm nhìn một cách thích thú.

– Bé biết nhìn theo đồ vật theo hướng phải – trái ở mức độ gần.

– Về ngôn ngữ, bé thường phát ra những tiếng ô, a… biểu hiện sự thích thú. Bé rất thích nói chuyện, khi người lớn nói chuyện âu yếm với bé, bé cũng “nói” líu lo lại bằng thứ ngôn ngữ riêng của bé.

– Bé bắt đầu biết thích giao tiếp với người xung quanh, cả người lớn và trẻ em khác. Bé biết quan sát và biết cười với mọi người bằng nụ cười dễ thương của bé.

– Bé bắt đầu phát ra một số âm như gừ gừ, măm măm,… Bạn nên nói chuyện với bé nhẹ nhàng để giúp bé phát triển ngôn ngữ.

Sữa nào tốt cho bé phát triển toàn diện?

4. Sự phát triển của bé trong tháng thứ tư

– Bé có thể giữ vững đầu ở tư thế bế ngồi.

– Biết lẫy hoặc lẫy thành thạo hơn do bé đã kiểm soát được các cơ ở bụng.

– Ở tư thế nằm sấp bé biết ngẩng đầu 90°, biết chống khuỷu tay.

– Bé bắt đầu biết hợp hai tay lại để cầm cho chắc một đồ vật được người lớn đưa cho. Bé cầm đồ vật dược lâu hơn nhưng vần hay đánh rơi. Thường vật gì đưa cho bé lúc này bé cũng hay cho vào miệng.

– Biết nắm hai tay vào nhau.

– Nếu phủ một cái khăn mùi xoa lên mặt bé, bé biết tự gạt ra.

– Bé ở tuổi này rất thích co chân lên để chơi với chân.

– Về ngôn ngữ bé líu lo ngày càng nhiều, bé thường hay líu lo bắt chước người lớn một số âm như: Măm măm, ma ma, pa pa, pà pà, gừ gừ…

– Bé hay cười khanh khách và biết sử dụng nụ cười trong giao tiếp một cách thành thạo hơn.

– Ở tháng thứ 4, mẹ đã có thể cho bé bú thêm sữa ngoài nếu trẻ có sự phát triển vượt bậc, nếu ba mẹ vẫn chưa biết dùng sữa nào tốt cho bé, có thể tham khảo các sản phẩm của nhãn hàng sữa Vinamilk để có nhiều sự chọn lựa tốt cho con.

5. Sự phát triển của trẻ trong tháng thứ 5 và thứ 6

Phát triển vận động:

– Bé đã ngồi vững.

– Vẫn bò toài, một số bé bắt đầu biết bò bằng bốn chân (bò xổm).

– Bé rất thích được người lớn đỡ để nhảy nhót trên hai chân.

– Bắt đầu biết sử dụng tay để cầm đồ chơi. Bé đã học được cách cầm nắm một cách tổng thể.

– Bé có thể cầm hai tay hai khối gỗ nhỏ nhưng mắt vẫn nhìn tiếp khối thứ ba ở trên bàn như muốn lấy nữa.

Phát triển ngôn ngữ:

Đây là giai đoạn bé bắt đầu “bi bô”. Bé có thể phát ra hàng loạt âm liên tiếp với giọng cao thấp và tốc độ nhanh chậm khác nhau. Phát triển nhận thức:

– Khi bị rơi mất một món đồ chơi, bé biết nhìn theo và cố gắng để lấy lại: Bé bắt đầu có biết rằng đồ vật vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy chúng.

– Bé biết cười và tự ầu ơ trước hình ảnh của mình trong gương.

– Bé biết giơ tay ra khi muốn được bế.

– Bé biết thể hiện sự hài lòng cũng như sự khó chịu.

– Nếu bị lấy mất đồ chơi, bé tỏ ra rất khó chịu.

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo thêm một số thông tin khác ngay tại đây nhé!

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …