Các bác sĩ cần chú ý khi chăm sóc sức khỏe cho trẻ

Luôn luôn dùng loại mỏ vịt lớn nhất, nếu có, nó an toàn hơn và thuận tiện hơn cho đứa trẻ. – Đầu loa soi tai với ống cao su bọc ngoài Đối với một trẻ ốm, màng nhĩ bị viêm là quyết định cho việc kê đơn của bạn. Theo dõi khi trẻ cảm thấy khỏe là rất quan trọng để đánh giá cả 2 màng nhĩ và ráy tai được lấy đi dễ dàng hơn nhiều trong đứa trẻ khỏe mạnh.

Ráy tai có thể làm khó chịu và gây trở ngại khi bạn cần xem màng nhĩ của trẻ. Ráy tai có thể hoặc dính hoặc khô, và tuỳ theo độ đặc của nó mà quyết định lấy nó ra như thế nào. Hãn hữu một động tác nhẹ nhàng của mỏ vịt tai làm cho ráy tai khô mở ra như một cái van, làm cho bạn nhìn rõ màng nhĩ. Nếu cần phải lấy ráy tai, cần có một số dụng cụ sau đây: – Một cục bông phủ gạc (đầu hình chữ Q) hoặc gạc mũi họng được đưa vào trong tai một cách dò dẫm, thận trọng, sao cho đầu cục gạc vào quá nửa đoạn ống tai để tới màng nhĩ. Quay cục gạc để tránh đẩy ráy vào sâu hơn trong tai. – Có thể dùng một chiếc nạo tai (vòng kim loại hay bằng nhựa) cho phép quan sát trực tiếp qua đầu phẫu thuật của một loa soi tai, và khá tiện lợi để lấy những mẩu vụn của ráy.

Rửa tai bằng bơm tiêm 5 hay 10 ml có cắm một ống nhỏ cắt từ bộ tiêm tĩnh mạch thì bất cứ đứa trẻ nào tỉnh táo và hợp tác cũng có thể cố gắng chịu. Rất ngạc nhiên là những trẻ nhỏ, dưới 2 tuổi, cũng được rửa tai một cách có kết quả. – Hút đủ mạnh để lấy ráy tai bao giờ cũng có ở phòng khám của thầy thuốc chuyên khoa Tai – mũi – họng nhưng hiếm thấy trong phòng khám của bác sĩ gia đình. Ráy tai dính và quánh tốt nhất là dùng bông hay chiếc nạo tai lấy ra.

Ráy khô, dùng nạo hay rửa là dễ lấy ra nhất. Nếu bạn tin chắc là màng nhĩ không bị thủng, có thêm một chút hydrogen peroxid vào nước rửa tai để làm mềm ráy tai. Nếu ráy vẫn còn bám chắc, nhỏ một vài giọt Debrox ở phòng khám, thỉnh thoảng làm hết tắc ở trong tai. Rửa đầy đủ ống tai ngoài có thể là một quá trình khó khǎn, đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo. Bạn phải thao tác hết sức thận trọng vì một động tác sơ ý của đứa trẻ có thể dẫn đến thương tích. Luôn luôn phải đề phòng đưa một dụng cụ nào đó đi quá sâu vào ống tai, bằng cách đưa tay đang cầm dụng cụ đó vào đầu đứa trẻ. Ngay khi không gây ra thương tích gì đáng kể, chảy máu có thể gây đau cho đứa trẻ, làm thầy thuốc lúng túng và làm cho không nhìn rõ màng nhĩ. Khi ráy tai đã được lấy sạch, cố gắng xem lại màng nhĩ. Nhớ rằng ống tai cong nên phải kéo vành tai ra phía sau để nhìn thấy màng nhĩ. ở trẻ sơ sinh, ống tai rất ít sụn, nên màng nhĩ thường khó nhìn thấy ở trẻ từ 4 tháng tuổi trở xuống. Cũng cần nhớ rằng 1/3 trong của ống tai rất nhạy cảm khi đụng đến, do đó cần cẩn thận không đưa mỏ vịt vào quá sâu.

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …