Dùng quyền lực khi dạy con

Cha mẹ nên dạy con bằng quyền lực hay tình yêu thương? Vấn đề của nhiều gia đình được lý giải từ góc nhìn của một nhà tâm lý. Dạy con. Vấn đề xem ra đơn giản, nhưng thật sự chẳng giản đơn tí nào đối với những bậc cha mẹ ngày nay. Nhiều phụ huynh rất tự tin tổng kết “phương pháp” dạy con của mình: “Ngon ngọt không nghe thì cho mấy roi là xong ngay!”. Có phải vậy chăng? Phụ huynh là người có “quyền” vì bé phải lệ thuộc mọi nhu cầu trong cuộc sống từ ăn, mặc, ở đến sự nâng đỡ, tình thương…

Bé lệ thuộc càng nhiều, quyền lực của cha mẹ càng lớn. Nhưng nếu quá dựa trên uy quyền, khi lớn lên bé có thể tự lập được, lúc đó quyền lực của phụ huynh sẽ giảm sút. Bé là kẻ “bất lực”! Quyền được thể hiện qua việc hứa hẹn hay đe dọa, cung cấp hay tước mất những gì bé đang có, thưởng hay phạt… Nhưng không phải lúc nào phụ huynh cũng dùng quyền hợp lý. Phần bé, chúng phải tuân lệnh người có quyền. Không ai thích kẻ dùng quyền lực trên mình. Bé cũng thế. Chúng thường không thích, công khai hay ngấm ngầm chống đối, thậm chí còn thù ghét. Bé không làm gì được trước quyền uy và thường “chịu vậy”. Theo cách nào đó, bé là những kẻ “bất lực” vì không thể tự lo cho mình, chúng lệ thuộc. Và theo nhà tâm lý Adler, điều này tạo nên trong bé mặc cảm tự ti. Nếu thêm vào những áp lực, đòi hỏi khắt khe hay cưỡng ép…, nhất là khi không có tình thương đi kèm, bé sẽ căng thẳng, bực tức, dồn nén.

Thể chất và tinh thần đều bị ảnh hưởng. Phụ huynh càng dùng nhiều quyền lực thì sự xa cách, mất mát niềm tin, mất ảnh hưởng trên con em càng sớm. Bé sẽ tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của cha mẹ khi có thể – thường ở tuổi vị thành niên hay vừa đến tuổi trưởng thành. Áp đặt quyền uy: hại nhiều hơn lợi! Giáo dục lắm lúc cần dùng đến quyền. Nhưng “quyền” như con dao bén nhọn, nó sẽ rất hiệu quả trong bàn tay chuyên môn, khéo léo. Nhưng nếu chúng ta chưa nắm chắc nghệ thuật cầm dao, sự tổn thương khó có thể tránh. Xin nêu một số bất lợi của việc giáo dục dựa trên uy quyền và ép buộc.

Thiếu hữu hiệu: Dùng quyền lực có thật sự tốt không? Nhiều phụ huynh sẽ đáp: có chứ! Nếu bé không có áp lực của quyền lực, chúng sẽ không cố gắng đủ để tự làm chủ chính mình. Nhưng một số phụ huynh khác lại cho rằng khi dùng quyền thì xem như người lớn đã quyết định, đã suy nghĩ thay cho bé, chúng sẽ trở nên vô trách nhiệm. Hơn nữa, người lớn ngày càng mệt mỏi hơn để giữ trật tự đã được tạo nên do quyền lực đó.

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …