Một số thảo mộc có lợi cho phụ nữ khi mang thai

Thảo mộc đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ sức khỏe con người. Một số loại trà, thảo dược, tinh dầu được chiết xuất từ thiên nhiên không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn giảm thiểu những khó chịu thường gặp khi mang thai. Lưu ý chung: Việc sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào cũng cần đủ định lượng. Dùng quá nhiều đều có thể phát sinh những tác dụng ngược. Tốt nhất, nên hỏi bác sĩ về tình trạng của mình và loại thực phẩm có thể dùng (kèm liều lượng cho phép).

1. Một số trà thảo mộc a. Trà hoa cúc, trà bồ công anh, trà cỏ linh lăng – Một loại cỏ thuộc họ Đậu, có hàm lượng protein cao): có hương liệu tự nhiên êm dịu rất có lợi cho sức khỏe bà bầu. Chúng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể bà mẹ và em bé. Ngoài ra, các loại trà này còn giúp bà bầu giảm thiểu khó chịu của chứng ốm nghén vào buổi sáng, giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa chứng ợ nóng, thúc đẩy quá trình tổng hợp sắt trong máu. làm trà là loại hoa cúc trắng (vàng) mới chớm nở, để vào chỗ khô cho héo. Bỏ 4-5 bông hoa cúc vào ấm trà, đổ nước sôi vào đợi 3-4 phút là uống được. Có thể sử dụng loại trà hoa cúc đóng hộp cũng rất tốt và tiện lợi.

b. Trà gừng Gừng được biết đến như một loại gia vị có lợi cho sức khỏe con người nói chung và sức khỏe bà bầu nói riêng. Bà bầu có thể dùng trà gừng hoặc những lát gừng tươi nguyên chất đều cho tác dụng tương đương. Gừng giúp tăng cường tuần hoàn và phòng chống cảm lạnh hiệu quả, giảm thiểu triệu chứng nôn và buồn nôn… Nên sử dụng trà gừng dạng đóng gói sẵn hoặc cho vài lát gừng tươi vào ấm trà, bà bầu dễ dàng thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Có thể thêm đường hoặc mật ong để tăng thêm hương vị thơm ngon của trà gừng.

c. Trà bạc hà: Trà bạc hà giúp bà bầu thư giãn, thông mũi, mát họng, hơi thở thơm tho. Sử dụng trà bạc hà đóng hộp hoặc vò sơ qua vài lá bạc hà, bỏ vào ấm trà và thưởng thức. Gừng có thể an toàn và hiệu quả với những phụ nữ ốm nghén nếu dùng không quá 4 ngày. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng

2. Rễ cây ngưu bàng Ngưu bàng là một loại cây thảo, thuộc họ cúc, hoa đỏ hay tím nhạt, có tác dụng giải nhiệt, giải độc – là một vị thuốc Đông y. Với bà bầu, ngưu bàng có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu, tăng tuần hoàn máu, trị táo bón. Rễ ngưu bàng có thể sắc lấy nước uống, vị chát, tính hàn, tuy nhiên, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng cụ thể.

3. Tinh dầu tắm oải hương Nhỏ từ 8 đến 10 giọt tinh dầu oải hương vào nước tắm ít nhất 2 lần/tuần. Oải hương có tác dụng làm dịu thần kinh, giúp bà bầu ngon giấc, giảm căng thẳng, lo lắng, phòng tránh stress hữu hiệu. máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi

 

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …