Mục tiêu xã hội hóa giáo dục mầm non

Mục tiêu xã hội hoá giáo dục mầm non

a) Xã hội hoá giáo dục mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Nói đến giáo dục là nói đến chất lượng và mục tiêu hàng đầu của giáo dục là chất lượng. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mầm non sẽ tạo ra các nhân tố đồng thuận giữa nhà trường và xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục.

Nhà trường thông qua con đường này đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non, thông điệp tới cộng đồng, tới cán bộ, nhân dân, tới cha mẹ của trẻ.

Nhà trường thông qua con đường này huy động tâm lực, tài lực, vật lực của cộng đồng phát triển trường mầm non.

Điều cần nhấn mạnh là việc huy động cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho trẻ phát triển có ý nghĩa rất quan trọng cho ngành giáo dục này.

b) Xã hội hoá giáo dục mầm non nhằm góp phần nâng cao tri thức về nuôi dạy trẻ cho nhân dân và cộng đồng.

Kiến thức về nuôi dạy trẻ đúng khoa học hiện nay là điều rất cần thiết cho sự phát triển xã hội.

Đại bộ phận nhân dân hiện nay hiểu điều này chưa thật hệ thống và phù hợp với phương pháp dạy trẻ tiên tiến. Con đường xã hội hoá giáo dục mầm non tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường mầm non phát huy tác dụng vào cộng đồng.

c) Xã hội hoá giáo dục mầm non nhằm góp phần tăng cường quá trình chuẩn hoá, hiện đại hoá các nhà trường mầm non.

Do sự eo hẹp về tài chính nên ngân sách cho giáo dục chung ở nước ta đang ở mức thấp. Vài năm nay, dù đã nâng lên nhưng vẫn chưa đủ trang trải các yêu cầu để giáo dục đi vào chuẩn hoá, hiện đại hoá. Trong các ngành học thì ngành giáo dục mầm non lại chịu nhiều thiệt thòi nhất. Ngân sách chi cho giáo dục mầm non chiếm khoảng 5% ngân sách chung chi cho giáo dục. Tăng vốn tài chính cho giáo dục mầm non là yêu cầu bức thiết hiện nay. Xã hội hoá giáo dục mầm non phải nhằm vào mục tiêu này, tất nhiên phải thực hiện sao cho phù hợp với sức dân, thuận lòng dân. Mọi sự huy động phải hướng vào công việc chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường. Chuẩn hoá và hiện đại hoá về đội ngũ. Chuẩn hoá và hiện đại hoá về cơ sở vật chất sư phạm

d) Xã hội hoá giáo dục mầm non nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hoá giáo dục

Dân chủ hoá giáo dục là yêu cầu thiết yếu cho sự phát triển giáo dục.

Dân chủ hoá giáo dục đặt ra với giáo dục mầm non là việc để toàn xã hội trong đó có ngành giáo dục và các ngành hữu quan khác thực hiện tốt Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Trẻ em không phải chỉ được chăm sóc ở trường mà còn được chăm sóc tại gia đình, phòng chống các sự bạo hành đối với trẻ, phòng chống các tệ nạn xã hội đe doạ trẻ…

 Mục tiêu cao nhất của xã hội hoá giáo dục mầm non là nhằm làm cho toàn xã hội, trước hết những người làm công tác giáo dục, gia đình, chính quyền có sự phối hợp thực hiện được “Công ước về quyền trẻ em” mà Nước ta đã cam kết thực hiện và Luật chăm sóc giáo dục trẻ mà Nhà nước

Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu trong 3 tháng cuối

Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ của người mẹ tăng cao để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường. Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể. Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại. Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga. Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng. Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo sẽ giúp các mẹ có sức khỏe tốt để sinh em bé cũng như hồi phục tốt hơn sau sinh.

.

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …