Sữa bột trẻ em có phải là nguyên nhân gây vàng da ở trẻ?

Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh đã không còn hiếm, tuy nhiên vì sao trẻ bị vàng da và có phải do sữa bột trẻ em không phù hợp với bé hay không? Cách chăm sóc trẻ bị vàng da như thế nào. Tất cả sẽ được gửi gắm đến quý phụ huynh qua nội dung dưới đây.

 

1. Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý: Trường hợp này là phổ biến nhất và lành tính. Hiện tượng này gắn liền với sự tích lũy bilirubine. Bilirubine là sản phẩm của quá trình phân hủy các globule đỏ của máu nuôi thai, để dành chỗ cho máu của chính bé sơ sinh hoạt động. Thông thường, bilirubine sẽ được chuyển qua gan và đào thải qua đường nước tiểu. Do gan của trẻ sơ sinh hoạt động còn kém nên bilirubine được tích lũy lại trong gan và gây ra hiện tượng vàng da sau sinh và sẽ hết một cách tự nhiên vài ngày sau đó.

Đối với những trẻ sinh đủ tháng thì hiện tượng này thường bắt đầu vào khoảng ngày thứ hai hoặc ba sau sinh và hết một cách tự nhiên sau tuần đầu tiên. Với những bé sinh non, vàng da sinh lý có thể kéo dài hơn. Trong một số trường hợp hiếm, vàng da sinh lý kéo dài hơn bình thường, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định điều trị.

bệnh vàng da ở trẻ có phải do sữa bột trẻ em gây ra?

Vàng da bệnh lý: Khi máu của trẻ chứa quá nhiều bilirubine vượt quá mức độ cho phép sẽ gây ra hiện tượng vàng da bệnh lý. Khi đó, lượng bilirubine quá cao này có thể gây ảnh hưởng đến một số tế bào não, làm cho trẻ kém nhanh nhẹn và có thể có cơn co giật. Nặng hơn nữa và nếu không được chữa kịp thời có thể dẫn đến liệt não hoặc chậm phát triển trí tuệ sau này.

Như vậy, với những bé có hiện tượng vàng da bất thường (da quá vàng, thể trạng lờ đờ, mệt mỏi, hoặc có cơn co giật chân tay nhẹ…) cha mẹ cần cho con đến bác sĩ khám ngay để có thể can thiệp kịp thời. Phương pháp điều trị thường được áp dụng nhiều nhất là chiếu ánh sáng cực tím khoảng 12 tiếng đồng hồ.

Vàng da do sữa mẹ: Đôi khi, một số trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có biểu hiện vàng da nhẹ, có thể kéo dài đến hai tháng. Trong trường hợp này, trẻ vẫn phát triển bình thường, tăng cân, tiểu tiện và đại tiện bình thường. Biểu hiện vàng da kiểu này nếu đã được khẳng định bởi bác sĩ chuyên ngành thì vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và không cần bất cứ một biện pháp chữa trị nào.

Nguyên nhân khác: Sự bất hợp nhóm máu giữa mẹ và bé, thường do người mẹ không có yếu tố Rh với con có yếu tố Rh là một nguyên nhân hiếm gặp của bệnh vàng da. Bệnh viêm gan và tắc ống mật bẩm sinh cũng gây vàng da.

Như vậy, nguyên nhân vàng da không phải xuất phát từ nguồn sữa bên ngoài. Vì thế, khi con được 4 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể chọn thêm những sản phẩm thay thế của Vinamik để đa dạng cho trẻ thêm nhiều sự lực chọn và cũng để con chóng lớn hơn.

2. Phương pháp kiểm tra chỉ số sức khỏe của bé

Thường thì sau khi bé ra đời, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ kiểm tra sức khỏe ban đầu của bé dựa theo chỉ số Apgar. Đó là đánh giá điểm cho 5 biểu hiện sau của trẻ: tiếng khóc, màu da, nhịp tim, nhịp thở và phản ứng với sự kích thích bên ngoài. Năm chỉ số này thường được tính hai lần sau khi bé chào đời, lần một vào lúc 1 phút, lần hai vào lúc 5 phút. Mỗi chỉ số được cho từ 0 tới 2 điểm tùy vào tình trạng của bé. Bé nào đạt 9 – 10 điểm ngay từ phút đầu là có sức khỏe tốt.

Thường xuyên theo dõi những chỉ số sức khỏe của trẻ sơ sinh

Bé đạt được từ 6 – 8 điểm ở phút đầu và 10 điểm ở phút thứ 5 cũng được cho là có sức khỏe ổn định. Nếu sau 5 phút bé vẫn chỉ đạt được ở mức 7 – 8 điểm, bác sĩ sẽ kiểm tra mũi họng, hút sạch đờm dãi làm thông thoáng đường thở nếu cần. Tuy nhiên, những bé này thường được theo dõi chặt chẽ bởi y tá hoặc nữ hộ sinh trong thời gian khoảng từ 2 – 3 giờ sau đó. Tất cả những bé đạt dưới 5 điểm ở phút đầu đều phải được xử lý và theo dõi chặt chẽ.

Sau đó bác sĩ sẽ khám tổng thể để xác định xem bé có bình thường hay không. Ngoài những thăm khám thông thường về các cơ quan nội tạng, bác sĩ còn thử một số phản xạ bẩm sinh của bé, ví dụ:

– Phản xạ gốc. Đây là phản xạ mút cơ bản của trẻ sơ sinh. Dùng ngón tay vuốt ve má của bé nhẹ nhàng bé sẽ có phản ứng ở mặt.

– Phản xạ đi. Khi giữ ở tư thế đứng, bé sẽ hơi ngả người ra phía trước một cách tự nhiên, chân bé giơ ra trong tư thế đi. Phản xạ này sẽ biến mất trong 3 – 6 tuần, không phải để giúp bé học đi.

– Phản xạ mút. Khi sờ vào môi bé, bé sẽ quay đầu về phía có kích thích, miệng mút mút nhẹ.

– Phản xạ nắm. Nếu sờ nhẹ vào lòng bàn tay hay bàn chân bé, các ngón tay và ngón chân sẽ gấp lại như để nắm hoặc quắp lấy một vật gì đó.

Thường những phản xạ này sẽ mất dần sau khoảng từ 3 – 9 tháng sau sinh. Nếu thấy bé có đủ các phản xạ trên thì có thể tạm thời kết luận là hệ thần kinh của bé hình thành và phát triển bình thường.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm những cách nuôi dạy trẻ khoa học ngay tại đây!

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …