Thai ngén với người mắc bệnh tim

Trong cơ thể người ta, tim là một bắp cơ rỗng, hoạt động liên tục suốt từ khi được hình thành trong bào thai cho đến khi "nhắm mắt xuôi tay", hầu như không có giai đoạn nghỉ ngơi như các loại cơ bắp, cơ trơn khác cơ thể (tất nhiên trong chế độ làm việc, tim có cách nghỉ ngơi riêng của nó).

Ở phụ nữ trưởng thành tim đập suốt mỗi phút trung bình 70 đến 80 lần và trong một phút như thế tim bóp đi một lượng máu xấp xỉ 5 lít để phân bổ khắp cơ thể. Như vậy trong một ngày tim đã vận chuyển một lượng máu gần 7.200 lít (trên 7 tấn).

Ở phụ nữ có thai, nhịp tim tăng dần từ tuần lễ thai nghén thứ 10 đến tuần thứ 35. Nhịp tim ở cuối thai kỳ có thể tăng hơn trước mỗi phút 10 nhịp. Lượng máu tim phải bơm để nuôi cơ thể mẹ và mỗi phút tăng hơn trước. Ở tuần thai nghén từ 25 đến 32, lượng máu qua tim có thể tăng từ 30 đến 50%, nghĩa là mỗi ngày tim phải tải thêm một khối lượng máu từ 2.160 đến 3.600 lít (từ hơn 2 tấn đến 4 tấn). Sở dị tim phải làm việc vất vả thêm như vậy vì người mẹ khi có thai ngoài việc nuôi dưỡng bản thân mình còn phải cung cấp oxy, và các chất bổ dưỡng để nuôi thai lớn lên trong dạ con qua hệ thống tuần hoàn rau thai giữa mẹ và con.

Với người phụ nữ khỏe mạnh, tim không bệnh tật thì nó có thể chịu đựng được sự lao động quá mức đó nhưng với người đã có bệnh ở tim (có từ khi đẻ ra (bẩm sinh), hoặc do mắc [hài) thì các yếu tố thay đổi này sẽ trở nên rất nguy hiểm đến sức khỏe và tíng mạg thai phụ. Trong các bệnh tim, các bệnh mắc phải do bệnh thấm tim gây ra có nguy cơ cao hơn cả, đặc biệt là bệnh hẹp van hai lá. Các bệnh tim bẩm sinh nếu đã sống được đến tuổi trưởng thành thì nguy cơ đối với người mẹ ít nhiều có nhẹ hơn nhưng vẫn là những nguy cơ đáng kể so với các loại nguy cơ cao khác trong thai nghén.

Vậy nguy cơ của thai nghén đối với bệnh tim là gì?

Nếu người bệnh đã có bệnh tim nặng, tim đã từng bị suy thì thai nghén có thể gây tai biến ngay từ những tháng đầu, đặc biệt là thai nghén từ tháng thứ ba trở đi, khi cơ thể mẹ có những thay đổi rõ rệt ở hệ tuần hoàn (nhịp tim tăng, khối lượng máu tăng, lượng máu do mỗi lần tim bóp tăng và nhu cầu oxy cũng tăng rõ rệt). Càng về nửa sau của thai kỳ, tai biến tim – sản sảy ra càng nhiều hơn ,nhất là vào lúc chuyển dạ sinh, lúc sổ rau và những ngày đầu sau sinh. Các tai biến tim – sản hay gặp nhất là:

  • Phù phổi cấp: Do tim trái bị suy, máu ở tim phải dồn lên phổi bị ứ đọng lại mỗi lúc nhiều làm khả năng hấp thu oxy ở phổi giảm thiểu khiến người bệnh khó thở dữ dội, tím tái; phổi bị phù nề do ứ huyết gây ho ra bọt hồng lẫn máu. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị người bệnh có thể nhanh chóng chết ngạt mà y văn đã mô tả như một trường hợp "chết đuối trên cạn".
  • Suy tim cấp: Do làm việc quá tải, toàn bộ tim bị suy khiến người bệnh bị phù nề, khó thở; gan to ra, huyết áp hạ thấp cũng dễ đưa đến tử vong.
  • Tắc mạch phổi: Do các cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch vì máu bị ứ trệ lâu tại đó trôi theo dòng máu về tim, lên phổi gây tắc tại động mạch phổi làm chết người bệnh nhanh chóng.
  • Loạn nhịp tim: Là hậu quả của tim suy do quá tải gây mất điều hòa hoạt động của đám rối thần kinh tự động chỉ huy tim.

Bệnh tim có  ảnh hưởng gì  đến tình trạng thai  nghén hay không?

Qua theo dõi những người bị bệnh tim có thể thấy:

  • Người bị bệnh tim không hề giảm sút khả năng thụ thai và cũng ít bị sẩy thai.
  • Bệnh tim có thể gây sinh non và khi bệnh nặng có thể làm chết thai do không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng nuôi nó.
  • Nếu thai được đủ tháng thì thường bị suy dinh dưỡng.
  • Khi sinh, người bệnh tim thường có cuộc chuyển dạ kéo dài, dễ bị băng huyết, dễ bị viêm tắc tĩnh mạch trong thời kỳ hậu sản, có thể đưa đến tắc mạch phổi đột ngột như đã nói trên.
  • Nếu bị nhiễm trùng sau sinh thì rất dễ trờ thành nhiễm trùng huyết bán cấp có tổn thương rất nặng ở tim (bệnh Osler).

Tóm lại thai nghén và bệnh tim rất nguy hiểm. Người có thai mắc bệnh tim cần được phát hiện, theo dõi, thăm khám thường xuyên ở cả hai khoa Tim và Sản. Những tiến bộ về điều trị Tim – Sản hiện nay đã giảm được nhiều tử vong cho cả mẹ và con; số phải phá thai điều trị tuy không còn nhiều nhưng nếu có nguy cơ lớn đối với sinh mạng bà mẹ thì vẫn phải đặt ra để sử trí.

Trên thế giới các bệnh mắc phải đã giảm nhiều nhờ chế độ phát hiện và phòng ngừa bệnh thấp tim nên tai biến Tim – Sản đã trở nên hiếm gặp nhưng ở nước ta nó vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho các bà mẹ tại các khoa và bệnh viện sản.

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …