Thai nhi đã phát triển như thế nào từ tuần 23 đến tuần 28?

Đây là kỳ thứ 4 chúng tôi giới thiệu đến các bạn về sự phát triển của thai nhi theo tuần. Mong rằng các bạn vẫn đang theo dõi để hiểu rõ hơn về bé yêu của mình đã lớn lên thế nào khi còn trong bụng mẹ. 

Quá trình phát triển của thai nhi giai đoạn tuần 23-28

Giai đoạn này bé đang phát triển rất nhanh, cần bổ sung thêm Canxi để phát triển khung xương, bổ sung sắt để tạo thêm hồng cầu nhằm tránh các triệu chứng thiếu máu vì thiếu sắt. Mẹ bầu cũng cần đi khám thai định kỳ trong suốt quá trình để hiểu rõ và biết em bé có đang phát triển an toàn không.

Nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi hay thiếu chất thì nên sử dụng thêm các loại sữa bầu vì trong đó có đủ hàm lượng dinh dưỡng mà mẹ và bé cần trong suốt thai kỳ. Một số nhãn hiệu uy tín luôn được sự ưa chuộng của các mẹ bỉm sữa đã từng trai qua như: Meiji, Morinaga, Enfa, Vinamilk

sự phát triển của thai nhi theo tuần

 

Tuần 23

Khung xương tiếp tục phát triển và xương sọ bắt đầu cứng lại nhưng chưa hoàn chỉnh (thóp sau này).

Tuần 24

sự phát triển của thai nhi qua các tuần

Nặng khoảng 600 g.

Chân tay đã có thể duỗi ra, hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông. Mắt em bé bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Nhiều cử động của em bé được hình thành từ tuần này cho đến tuần thứ 30. 

Tuần 25

Bé đang lớn rất nhanh, các lớp mỡ quan trọng cũng đang hình thành dưới da và quanh các cơ quan trong cơ thể. Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn phát triển chiều cao và cân nặng của thai nhi.

Tuần 26

Da của thai nhi sẽ không còn trong suốt nữa mà ngày càng “đục” dần (không còn nhìn thấy các mạch máu nhỏ dưới da), giống với tình trạng khi bé được sinh ra. Bé sẽ tiếp tục tập thở ở giai đoạn này, hít vào trong phổi và thở ra dịch nước ối, đôi khi nuốt luôn chất dịch này. Bé cũng sẽ bú, chớp mắt, xoay người, đá, quơ quào và đôi khi là nấc cụt.

Bé sẽ có nhiều giấc ngủ nông, não của bé cũng sẽ hình thành những nếp nhăn và lồi lõm từ một khối tròn, trơn và mịn trước đây.

Tuần 27

Thai nhi dài khoảng 34cm và nặng khoảng 800g.

Tuần 28

sự phát triển của thai nhi qua các tuần

Đối với một số bà mẹ trong máu có kháng nguyên Rh(-) (giống hồng cầu của khỉ) thì cần được xét nghiệm bởi hồng cầu của bào thai sẽ là Rh(+) kích thích cơ thể mẹ sản xuất kháng thể anti Rh, lần có thai đầu ít có tai biến cho thai nhi, nhưng lần sau, nếu thai vẫn là Rh(+) kháng thể anti Rh sẽ từ mẹ truyền qua con theo đường nhau thai và làm ngưng kết hồng cầu của thai. Tùy theo mức độ ngưng kết đưa đến sẩy thai hay thai chết.

Bé sẽ có chiều dài khoảng 37,6 cm tính từ đỉnh đầu đến mông, cân nặng khoảng 1,05kg. Các lớp mỡ đang được tích tụ dưới da của bé và làm da bé căng hơn, đỡ nhăn nheo hơn trước. Các nếp nhăn ở da tay chân và cơ thể sẽ được bồi đắp liên tục, cho đến khi sinh sẽ thấy da của bé trở nên mềm mại hơn và bé nhìn bụ bẫm hơn.

Não bộ của bé lớn dần và hệ thần kinh từ từ được hoàn chỉnh. 

Móng tay của bé đã được hình thành đầy đủ. Vài bé phải được cắt móng tay sau vài ngày sinh vì sợ bé tự làm trầy mặt mình. 

Não bộ và hoạt động thần kinh của bé phát triển tinh tế hơn. 

Bên trên là một số lưu ý về quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần mà bố mẹ cần nắm rõ trong suốt thai kỳ. Các mẹ hãy cố gắng chăm sóc bản thân nhiều hơn vì chúng ta đã cùng nhau đi đến giai đoạn gần cuối thai kỳ.

Chúc mẹ và thai nhi phát triển toàn diện và sức khỏe tốt đến cuối thai kỳ!

 

More Articles for You

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …

Giới thiệu về bảo vệ môi trường

Giới thiệu về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta …